Bao bì nhựa và yếu tố thúc đẩy từ xu hướng ăn uống của người Việt

1. Xu hướng thay đổi phong cách ăn uống của người tiêu dùng

Chợ => Siêu thị

Với việc các chị em phụ nữ, bà nội trợ đi chợ mua thức ăn hàng ngày để tự tay lựa chọn những rau củ quả đã trở thành 1 việc rất quen thuộc với cuộc sống hằng ngày. Họ muốn tự tay lựa những miếng thịt , từng con hải sản tươi mới hằng ngày. Họ thích những con hải sản phải còn sống, giãy đành đạch trong bể nước mới được bắt trong cùng ngày. Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển mọi lĩnh vực thì siêu thị cũng đã phát triển trở thành những khu chợ truyền thống bằng cách cung cấp những sản phẩm có chất lượng tương đương, môi trường sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hơn thế nữa, với việc tận dụng được quy mô buôn bán số lượng lớn để giảm giá thành, siêu thị ngày nay lại có lợi thế hơn về giá so với những người buôn bán nhỏ lẻ ở các khu chợ truyền thống.

Bao bì nhựa và yếu tố thúc đẩy từ xu hướng ăn uống của người Việt

Bữa ăn tự nấu => Bữa ăn mua mang đi

Với dân số khoảng 90 triệu người, và sẽ còn tiếp tục tăng trong tương lai, thì Việt Nam được coi là 1 thị trường cực kì tiềm năng về lượng tiêu thụ thức ăn chế biến sẵn với tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Hơn 73% người Việt được hỏi đều trả lời họ sẽ sẵn sàng mua để dùng thử những loại thức ăn đóng hộp mới xuất hiện trên thị trường. Hơn 50% đa số là người trẻ tuổi trả lời họ sẽ chọn thức ăn đóng hộp và được chế biến sẵn khi họ cần 1 bữa ăn nhanh. Trong bối cảnh hiện đại hóa, thì 1 bữa sáng truyền thống sẽ rất tốn thời gian nếu họ chế biến tại gia và cũng quá rủi ro về vấn nạn vệ sinh an toàn thực phẩm khi họ ăn hàng quán.

2. Tăng trưởng của ngành nhựa

Từ 2011-2015 tốc độ và sản lượng tăng tương đối ổn định khoảng 16%. Dự đoán đến 2020, ngành công nghiệp nhựa nước ta sẽ duy trì mức tăng trưởng ổn định 11% hàng năm.

Lượng tiêu thụ của 1 người trong phân khúc nhựa sử dụng cho hộ gia đình trong giai đoạn 2011-2015 tăng 14% mỗi năm, và dự báo sẽ tăng thêm 10% từ 2015-2020. 1 người ước tính tiêu thụ khoảng hơn 50kg sản phẩm nhựa. Riêng mặt hàng nội địa được dự là sẽ chiếm tỉ trọng cao trong phân khúc này, chiếm khoảng 22% sản lượng toàn ngành.

Các sản phẩm chính trong tương lai sẽ bao gồm màng bọc thực phẩm, có nắp đậy dễ mở, không chứa chất độc hại, thực phẩm tiện dụng, có thể cho vào lò vi sóng, trọng lượng nhẹ, thời gian bảo quản lâu và sản phẩm có thể đóng lại sau khi sử dụng.

3. Công nghiệp bao bì & đóng gói

Sản phẩm vật chứa như hộp, túi bằng PE và PP được sử dụng chủ yếu cho nông sản như bao bì đựng gạo, đường, cà phê, hay bao bì phân bón . Phân khúc sản phẩm này có dung lượng thị trường đáng kể với khoảng hơn 2 tỉ túi nhựa được sản xuất hàng năm.

Ngành thực phẩm và đồ uống có giá trị xuất khẩu 29%, với mức tăng trưởng 15% hàng năm. Các mặt hàng xuất khẩu có sức cạnh tranh cao của Việt Nam như thủy sản, gạo và cà phê được dự đoán sẽ tiếp tục là nguồn tiêu thụ bao bì lớn.

Nhận định của IPSOS BUSINESS CONSULTING

  • Trong tương lai, nhu cầu sản phẩm bao bì nhựa cao cấp từ thị trường quốc tế sẽ tăng. Để tăng sức cạnh tranh với các mặt hàng nước ngoài như Thái Lan và Trung Quốc, mẫu mã và kiểu dáng cần được chú trọng hơn nữa để đáp ứng thị hiếu của khách hàng nước ngoài.
  • Ở thị trường nội địa, xu hướng thực phẩm đóng gói sẵn đang dần chuyển từ cửa hàng tạp hóa truyền thống sang phổ biến ở các siêu thị cũng như cửa hàng tiện lợi. Để theo kịp tốc độ đô thị hóa, sản phẩm bao bì nhựa cần đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ở các tiêu chí sự tiện lợi, sạch sẽ, bắt mắt và khả năng bảo quản, đặc biệt ở phân khúc thực phẩm này, phân khúc có tăng trưởng cao với CARG 12.4% (2011 – 2018).

 

Tham khảo